Các chính sách quảng cáo Google ngày càng nghiêm ngặt, với nhiều nội dung bị hạn chế hoặc cấm được cập nhật liên tục. Điều này đòi hỏi các nhà quảng cáo phải ưu tiên tìm hiểu và nắm bắt kỹ lưỡng để tối ưu hiệu quả, bảo vệ tài khoản và thiết lập các chiến dịch phù hợp. Vậy:

- Những chính sách quảng cáo Google Ads nào áp dụng tại Việt Nam mà bạn cần biết?
- Trường hợp nào quảng cáo bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn?
- Yêu cầu đối với trang đích là gì?
- Hướng dẫn xử lý khi tài khoản không may bị khóa?
Nếu bạn là một nhà quảng cáo và đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây của Chợ Bến Thành!
I. Chính sách quảng cáo Google là gì?
Google thiết lập các chính sách quảng cáo nghiêm ngặt nhằm cấm những nội dung có hại, buộc các nhà quảng cáo phải liên tục cập nhật và tuân thủ. Việc này giúp xây dựng các chiến dịch phù hợp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người dùng, nhà xuất bản và chính nhà quảng cáo. Cụ thể, các chính sách này nhằm:
- Đảm bảo trải nghiệm an toàn và tích cực cho người xem quảng cáo.
- Yêu cầu quảng cáo tuân thủ luật pháp hiện hành cũng như các chuẩn mực đạo đức, xã hội tại các quốc gia mà chúng hiển thị.
- Hỗ trợ nhà quảng cáo tối ưu hiệu quả và thành công với các chiến dịch của mình.
Các chính sách quảng cáo của Google Ads được chia thành bốn nhóm chính:
- Nhóm nội dung bị cấm: Gồm những nội dung không được phép quảng cáo trên bất kỳ mạng nào của Google.
- Nhóm hành vi bị cấm: Bao gồm những hành vi mà nhà quảng cáo không được thực hiện nếu muốn quảng cáo được hiển thị.
- Nhóm tính năng và nội dung bị hạn chế: Đây là những tính năng, nội dung được phép quảng cáo nhưng có giới hạn nhất định.
- Nhóm những yêu cầu về kỹ thuật và nội dung: Quy định các tiêu chuẩn bắt buộc đối với nội dung quảng cáo, ứng dụng và trang đích trong Google Ads.
II. Lý do cần tuân thủ chính sách quảng cáo Google

Google đặt ra nhiều chính sách và yêu cầu các nhà quảng cáo tuân thủ không phải là không có lý do. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao cần tuân thủ những chính sách ấy, và “hậu quả” của việc vi phạm, dù vô tình hay cố ý, là gì không?
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm chính sách quảng cáo, Google sẽ áp dụng những hình phạt khác nhau, trong đó có các trường hợp điển hình sau:
- Quảng cáo không được phê duyệt: Đây là mức độ vi phạm nhẹ nhất. Quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối và không được hiển thị cho đến khi bạn khắc phục vi phạm.
- Tên miền của bạn bị tạm ngưng: Nếu trang web của bạn vi phạm các chính sách quan trọng, Google sẽ tạm ngưng tất cả quảng cáo liên kết với tên miền đó. Mọi quảng cáo đều không được chấp nhận cho đến khi vi phạm được xử lý hoàn toàn.
- Tài khoản quảng cáo bị tạm ngưng hoặc khóa vĩnh viễn: Đây là hình phạt nghiêm trọng nhất, áp dụng khi bạn vi phạm chính sách nhiều lần hoặc vi phạm một chính sách cực kỳ nghiêm trọng. Google sẽ tạm ngưng tài khoản của bạn, đồng nghĩa với việc tất cả các quảng cáo hiện có trong tài khoản đều bị dừng. Trong trường hợp xấu nhất, tài khoản có thể bị vô hiệu hóa vĩnh viễn, khiến bạn mất toàn bộ dữ liệu khách hàng đã thu thập được từ các chiến dịch quảng cáo trước đó.
Rõ ràng, việc tuân thủ chính sách quảng cáo Google Ads là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính nhà quảng cáo. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng các chính sách để tránh những rủi ro không mong muốn nhé!
III. Các sản phẩm bị hạn chế & cấm trên Google
Nếu quảng cáo của bạn thuộc một trong các nhóm sản phẩm, dịch vụ dưới đây, rất có thể sẽ bị Google từ chối. Hãy tìm hiểu kỹ để bảo vệ tài khoản và tối ưu hiệu quả quảng cáo của mình!
1. Hàng nhái sản phẩm có thương hiệu
Google nghiêm cấm quảng cáo đối với tất cả các sản phẩm đạo nhái thương hiệu, dù là nước hoa, mỹ phẩm, phụ kiện, thời trang, hay bất kỳ mặt hàng nào khác. Để quảng cáo được xét duyệt, bạn phải đảm bảo sản phẩm là chính hãng hoặc có giấy chứng nhận nhượng quyền, giấy ủy quyền kinh doanh hợp lệ.
Riêng với hàng Quảng Châu, nếu sản phẩm có gắn logo thương hiệu, quảng cáo sẽ bị từ chối. Ngược lại, các dịch vụ đặt hàng (order) hoặc những mặt hàng Quảng Châu không gắn thương hiệu vẫn được Google chấp nhận quảng cáo bình thường. Hãy lưu ý điểm này để bảo vệ quyền lợi của bạn!
Tìm hiểu thêm: Google Ads Là Gì? Mọi Thông Tin Về Google Ads
2. Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe & thuốc
Theo chính sách Google Ads, đa số quảng cáo liên quan đến thuốc đều bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn. Ngoại lệ duy nhất là khi sản phẩm do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, đã được Bộ Y Tế chứng nhận, và bạn đã nhận được chứng nhận từ Google cho phép quảng cáo.
Tùy thuộc vào quốc gia hiển thị quảng cáo và nội dung, bạn có thể phải thực hiện các thủ tục đăng ký và nhận chứng nhận từ Google. Một số ví dụ về quảng cáo bị hạn chế hoặc cấm do liên quan đến chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- Thuốc kê đơn
- Thuốc không kê đơn
- Cửa hàng bán thuốc truyền thống và trực tuyến
- Các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thai sản
- Các thủ tục, dịch vụ y khoa
- Dịch vụ, thiết bị xét nghiệm y tế
- Tuyển dụng đối tượng thử nghiệm lâm sàng
3. Sản phẩm dịch vụ tài chính & tiền ảo

Để bảo vệ người dùng khỏi lừa đảo và các hành vi xấu, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin chi phí, Google áp dụng các chính sách quảng cáo rất khắt khe đối với sản phẩm, dịch vụ liên quan đến tài chính và tiền ảo.
Thứ nhất, đối với sản phẩm và dịch vụ tài chính: Quảng cáo của bạn có thể bị xem xét kỹ lưỡng và bị hạn chế nếu liên quan đến dịch vụ cầm đồ hay cho vay tiêu dùng. Bạn bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin như tổng phí khoản vay, thời gian tối thiểu và tối đa để trả khoản vay, lệ phí, lãi suất và các chi phí khác theo quy định pháp luật. Ngoài ra, quảng cáo sẽ bị từ chối ngay lập tức nếu:
- Lãi suất cho vay quá cao.
- Người dùng phải thanh toán cho bên thứ ba.
- Thời hạn trả khoản vay dưới 60 ngày kể từ ngày cho vay.
Đối với sản phẩm, dịch vụ tiền ảo: Quảng cáo sẽ bị cấm nếu chứa nội dung liên quan đến sự kiện phát hành tiền ảo, giao dịch mua bán tiền ảo hay dẫn đến các website so sánh tiền ảo. Tuy nhiên, một số trường hợp quảng cáo vẫn được xét duyệt, như:
- Quảng cáo máy đào tiền ảo.
- Quảng cáo hướng dẫn đào tiền ảo.
- Quảng cáo dẫn về các sàn giao dịch (nếu có chứng nhận của Google).
4. Sản phẩm rượu/ bia/ đồ uống có cồn
Theo chính sách quảng cáo Google Ads hiện hành tại Việt Nam, các nhà quảng cáo không được phép quảng cáo các sản phẩm rượu, bia hoặc đồ uống có cồn. Mặc dù một số quốc gia khác trên thế giới vẫn cho phép, nếu có ý định quảng cáo nhóm sản phẩm này ở nước ngoài, bạn cần kiểm tra danh sách các quốc gia được phép trước khi thực hiện.
Tất cả quảng cáo về rượu, bia hay đồ uống có cồn đều không được phép khuyến khích sử dụng hoặc mô tả sản phẩm theo hướng có lợi cho sức khỏe. Một số quốc gia cho phép quảng cáo này bao gồm: Đức, Bỉ, Áo, Úc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Pháp, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, v.v.
5. Vũ khí/ Chất tiêu khiển/ Thuốc lá

Thứ nhất, đối với vũ khí: Hầu hết các quảng cáo về sản phẩm vũ khí như súng, dao chiến đấu, bình xịt hơi cay, v.v., đều bị cấm theo chính sách của Google. Đồng thời, đa số các phụ kiện vũ khí cũng bị từ chối. Ngoại lệ là những sản phẩm dùng để tăng độ an toàn cho súng như chốt an toàn, khóa súng, v.v., quảng cáo vẫn được xét duyệt.
Thứ hai, đối với thuốc lá và chất tiêu khiển nói chung: Chính sách quảng cáo của Google cấm tuyệt đối các quảng cáo liên quan đến thuốc lá, các chất tiêu khiển hoặc phụ kiện hỗ trợ, ví dụ như thuốc lá điện tử, thuốc lá thảo dược, giấy cuốn thuốc, cần sa, shisha, tẩu, chất gây ảo giác, v.v.
IV. Tiêu chuẩn trang đích của chính sách Google Ads
Trang đích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng cáo Google Ads. Theo chính sách của Google, trang đích cũng phải tuân thủ những tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định.
1. Trang web không được chứa phần mềm độc hại

Trang web của bạn sẽ không đủ điều kiện để chạy quảng cáo nếu chứa bất kỳ thành phần độc hại nào như:
- Phần mềm tống tiền
- Vi rút máy tính
- Mã độc trojan, rootkit
- Sâu máy tính
- Các trình theo dõi thao tác bàn phím
- Phần mềm quay số
- Phần mềm an ninh giả mạo
- Phần mềm gián điệp
Thông thường, quản trị viên website rất ít khi phát hiện ra những thành phần này, khiến việc phát tán xảy ra ngoài ý muốn. Nếu quảng cáo của bạn bị từ chối vì lý do này, hãy xem xét lại trang web để kịp thời sửa lỗi và thiết lập lại quảng cáo.
2. Website không được sử dụng kỹ thuật tránh né hệ thống của Google
Nếu trang web của bạn có bất kỳ hoạt động nào nhằm né tránh hoặc gây trở ngại cho hệ thống của Google, các quảng cáo dẫn về trang web đó sẽ bị cấm. Một số ví dụ điển hình bao gồm: website hạn chế quyền truy cập của Google, sử dụng DNS động, hoặc cố ý sửa đổi nội dung trên trang web để đánh lừa hệ thống.
Tìm hiểu thêm về loại chạy Google: Google Shopping Ads Là Gì? Cách Set Up Cửa Hàng Shopping Ads
3. Website phải có chức năng thanh toán sản phẩm
Bạn có thể bỏ qua yêu cầu này nếu chỉ sử dụng quảng cáo trên Mạng hiển thị của Google (GND) hoặc quảng cáo tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên, đối với quảng cáo Google Shopping, trang đích của bạn bắt buộc phải có các chức năng sau:
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ cùng thông tin mô tả chi tiết.
- Tính năng thanh toán trực tiếp trên website.
- Chính sách đổi trả và chính sách bảo hành sản phẩm rõ ràng.
4. Trang đích thuộc nhóm sản phẩm bị cấm quảng cáo Google
Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ bị cấm theo chính sách của Google, website của bạn chắc chắn sẽ bị từ chối quảng cáo. Trong trường hợp kinh doanh các nhóm sản phẩm, dịch vụ bị hạn chế, website vẫn có thể được đưa vào để Google xem xét. Tuy nhiên, nếu trang web không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể, quảng cáo vẫn sẽ bị từ chối.
Một số trường hợp trang web bị cấm thường gặp bao gồm:
- Trang web cố ý thu thập thông tin nhạy cảm.
- Trang web dịch vụ làm visa đi nước ngoài hoặc visa cho người nước ngoài.
- Trang web về thẩm mỹ có nội dung được đánh giá sai sự thật (ví dụ: cam kết hiệu quả vĩnh viễn).
- Trang web trung gian để điều hướng người dùng đến một trang đích khác.
- Trang web đang bảo trì hoặc không hoạt động.
V. Cách xử lý khi tài khoản Google Ads?
Nếu tài khoản Google Ads của bạn gặp phải tình trạng bị hạn chế, tạm ngưng, hoặc thậm chí bị cấm quảng cáo, đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là hãy giữ bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân. Thông thường, Google sẽ thông báo rõ ràng lý do sau mỗi lần quảng cáo bị từ chối.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, hãy cố gắng khắc phục vấn đề vi phạm. Sau đó, bạn có thể gửi yêu cầu Google xét duyệt lại. Nếu gặp khó khăn và không thể tự khắc phục, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Google để được hỗ trợ. Tuy nhiên, quá trình giải quyết trong trường hợp này thường khá lâu, có thể mất vài ngày đối với tài khoản quảng cáo cá nhân.
Một gợi ý hiệu quả để tránh tình trạng tài khoản bị cấm, hay thậm chí vô hiệu hóa vĩnh viễn, là tìm đến sự hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp. Chợ Bến Thành tự tin là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Với đội ngũ nhân sự Google Ads giàu kinh nghiệm, từng xử lý thành công nhiều lỗi vi phạm chính sách và vận hành hàng loạt chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả cao, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào Chợ Bến Thành.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những chính sách quảng cáo Google Ads quan trọng, được cập nhật mới nhất tại Việt Nam. Hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ chính sách, cũng như các bước cần thiết khi tài khoản quảng cáo không may bị cấm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ về dịch vụ quảng cáo Google Ads, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Chợ Bến Thành nhé!